"Thủy
triều đỏ" hay sự "nở hoa" của tảo là cách gọi để chỉ hiện tượng
bùng nổ về số lượng của tảo biển. Sự "nở hoa" của tảo có khi làm nước
biển màu đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc như màu cám gạo... Hiện tượng
"nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ôxy
trong nước, và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong
tự nhiên và nuôi trồng.
Theo
tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học - Nha Trang, có nhiều nguyên nhân dẫn
đến sự nở hoa của tảo, như sự gia tăng các hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường
nước do các hoạt động nuôi trồng thủy sản và nước thải sinh hoạt của con người
gây ra. Đây được xem là nguyên nhân đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự nở
hoa của tảo độc; sự trao đổi lưu lượng nước kém; sự thay đổi bất thường của các
điều kiện thời tiết khí hậu; giao thông biển và vận chuyển giống nuôi thủy sản
mang theo bào tử nghỉ của tảo độc từ nơi này sang nơi khác và khi có điều kiện
thuận lợi chúng bùng phát gây ra hiện tượng nở hoa.
Độc
tố do tảo sinh ra gồm nhiều nhóm khác nhau, chúng được tích lũy trong thịt động
vật thủy sinh thông qua chuỗi thức ăn và là nguyên nhân trực tiếp của nhiều dạng
ngộ độc khác nhau. Người ta thống kê có các dạng ngộ độc sau: Gây liệt cơ, tiêu
chảy, gây mất trí nhớ, ngộ độc thần kinh…
Kết
quả nghiên cứu cho thấy, ở ven biển nước ta có khoảng 70 loài tảo có thể gây hại.
Trong đó, hiện tượng nở hoa của loại tảo Phaeocystis globosa thường xảy ra ở
vùng biển Bình Thuận và kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng.
Thủy triều đỏ hay tảo “nở hoa” giết chết cá
như thế này đây
Tảo
độc gây chết tôm, cá. Rất nhiều nhóm tảo thông thường tồn tại trong thủy vực có
khả năng gây chết đối với động vật thủy sinh. Động vật thủy sản nuôi trong lồng
và ao đầm chịu nhiều ảnh hưởng của tảo độc hơn động vật sống tự nhiên trong vực
nước vì chúng không có khả năng chạy trốn khỏi vực nước bị ảnh hưởng của tảo độc
hại.
Tảo
sinh độc tố, nhiều nghiên cứu đã chứng minh độc tố sinh ra từ các loài tảo độc
có tiên mao (Dinoflagellata) có thể làm tổn thương mang, ảnh hưởng đến hoạt động
hô hấp của động vật thủy sinh, gây hiện tượng xuất huyết, vỡ mạch máu hay tác động
đến hệ thần kinh của động vật thủy sản.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét