Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nhanh nhất

Có thể nói “nhãn hiệu” là một dấu hiệu để nhận biết sản phẩm của mỗi doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Nhãn hiệu của mỗi doanh nghiệp sẽ giúp cho người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác, qua đó sẽ giúp cho doanh nghiệp bán hàng hóa của mình ra thị trường một cách tốt hơn.


Quý khách hàng đang băn khoăn về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa của mình? Quý khách hàng muốn biết nhãn hiệu của mình có đủ điều kiện bảo hộ hay không? Quy trình thủ tục thực hiện như thế nào?
ANTLawyers xin cung cấp đến Quý khách hàng quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như sau:
I. Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
II.  Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu :
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó;
– Có khả năng phân biệt với nhãn hiệu hàng hoá cùng loại của chủ thể khác.
III. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– 02 tờ khai ( theo mẫu);
– Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm);
– Các tài liệu liên quan (nếu cần);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
IV. Cách thức thực hiện:
– Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
– Thẩm định hình thức đơn: Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
– Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Nguồn: ANTLawyers. com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét