ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

Quy định mới về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nghị định số 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 4 năm 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 20 tháng 5 năm 2020.


Nghị định này quy định về khu vực và công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài; giấy phép, điều kiện và thủ tục cấp, đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiền ký quỹ, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập.

Có tới bảy công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài. Bao gồm: công việc massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí; công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), mangan, điôxit thủy ngân; công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại; công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh; công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương); công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả. Bên cạnh đó, không được đưa người lao động đến khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực đang bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, việc thành lập công ty, và tuân thủ để hoạt động, cần đáp ứng các điều kiện: Vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng (năm tỷ Việt Nam đồng); có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư; có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; có Bộ máy chuyên trách, cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện ký quỹ 1.000.000.000 đồng (một tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam.

Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề thực hiện việc ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng thương mại. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề bằng 10% tiền vé máy bay một lượt hạng phổ thông tại thời điểm doanh nghiệp ký quỹ từ nước mà người lao động đến làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký.

Ngoài ra, Nghị định này còn quy định điều kiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản và đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông.

Trên đây là những nội dung mới quan trọng về lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Các cá nhân, tổ chức có liên quan cần lưu ý thực hiện.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ máy tính có vốn đầu tư nước ngoài


Hiện nay, công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như hoạt động kinh doanh. Pháp luật Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia không có quy định giới hạn nào đối với nhà đầu tư nước ngoài cả về hình thức đầu tư lẫn tỷ lệ vốn góp trong kinh doanh lĩnh vực này.


Không những thế, đây còn là lĩnh vực mà Nhà Nước ưu tiên, khuyến khích phát triển nên lĩnh vực dịch vụ máy tính được đánh giá là vô cùng tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài.  Đồng thời, nhà nước đang dần hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực nhãn hiệu, bản quyền phần mềm…để nhà đầu tư nước ngoài dần yên tâm chuyển dịch lĩnh vực công nghệ thông tin sang Việt Nam tận dùng nguồn nhân công bản địa.

Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan bao gồm: dịch vụ tư vấn liên quan tới lắp đặt phần cứng máy tính, dịch vụ thực hiện phần mềm, dịch vụ xử lý dữ liệu, dịch vụ cơ sở dữ liệu,  dịch vụ duy tu và bảo dưỡng máy móc và thiết bị văn phòng, bao gồm cả máy tính, các dịch vụ máy tính khác.

Theo cam kết WTO của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để hoạt động kinh doanh dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ máy tính thành lập chi nhánh khi có nhu cầu phát sinh thêm hoạt động kinh doanh tại các địa điểm nằm ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp.

Để thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2014 và Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư gồm có: văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; đề xuất dự án đầu tư; bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án. Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm: đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp; điều lệ doanh nghiệp; danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh; bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với thành lập chi nhánh, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh. Hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm: thông báo thành lập chi nhánh; quyết định thành lập chi nhánh; quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh; biên bản họp về việc thành lập chi nhánh; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Trên đây là quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ máy tính của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư cần lưu ý để thành lập doanh nghiệp, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.


Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

Việt Nam đặt mục tiêu phát triển thương mại điện tử 55% dân số mua sắm online

 Ngày 15 tháng 5 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, có nhiều mục tiêu quan trọng nhằm phát triển lĩnh vực thương mại điện tử, thu hút đầu tư phát triển lĩnh vực này.


Cụ thể, Thủ tướng đặt ra những mục tiêu sau cần đạt được vào năm 2025: 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, giá trị mua trung bình 600 USD/người/năm; doanh số thương mại điện tử tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%; chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử; 70% các giao dịch mua hàng trên ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử.

Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp: 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử; 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Thủ tướng đã đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể, bao gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhắm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại.

Như vậy, chủ trương của Thủ tướng cho thấy tầm vai trò của thương mại điện tử trong thời đại hiện nay. Thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, xác định mục tiêu tổng quát khi phát triển thương mai điện tử tại Việt Nam là hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử; xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới; trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Đây là cơ hội để các nhà đầu tư trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng, dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử trong và ngoài nước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam.

Tự động gia hạn tạm trú cho người nước ngoài ở Việt Nam

 Ngày 18 tháng 5 năm 2020 của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, ra Thông báo về việc “Tự động gia hạn tạm trú” cho người nước ngoài, theo đó tạo thuận lợi cho người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam.


Theo đó, công dân nước ngoài nhập cảnh theo diện miễn thị thực, nhập cảnh bằng thị thực điện tử hoặc thị thực du lịch từ ngày 01/3/2020 đến nay được “tự động gia hạn tạm trú” đến hết ngày 30/6/2020, có thể xuất cảnh trong thời gian trên mà không phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Trường hợp nhập cảnh trước ngày 01/3/2020 nếu chứng minh được bị mắc kẹt do dịch Covid-19, được Cơ quan đại diện ngoại giao xác nhận bằng Công hàm (có bản dịch tiếng Việt) hoặc có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền Việt Nam về việc bị cách ly, điều trị Covid-19 hoặc lý do bất khả kháng khác…cũng được xem xét áp dụng “tự động gia hạn tạm trú” đến hết 30/6/2020 và phải xuất trình Công hàm hoặc văn bản xác nhận nêu trên khi xuất cảnh. Công dân nước ngoài trong thời gian được “tự động gia hạn tạm trú” phải khai báo tạm trú và khai báo y tế theo quy định.

Công dân nước ngoài không thuộc diện theo quy định nêu trên hoặc có các vi phạm pháp luật khác, thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.