ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Các trường hợp không được chứng thực chữ ký

Từ ngày 20/4/2020, Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch đã có hiệu lực, trong đó có những quy định cụ thể giải thích về hoạt động chứng thực và các trường hợp không được chứng thực chữ ký.

1. Chứng thực chữ ký là gì?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về chứng thực chữ ký như sau: Việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

2. Trường hợp không được chứng thực chữ ký

Theo Điều 25 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, quy định về các trường hợp không được chứng thực chữ ký, theo đó các trường hợp sau đây không được chứng thực chữ ký:

Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định: “Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân”

Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác như sau: Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản; Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân; Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật; Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

3. Áp dụng trong trường hợp đặc biệt

Căn cứ vào Điều 26 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về áp dụng trong trường hợp đặc biệt thì trường hợp chứng thực điểm chỉ được áp dụng khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được.

 

Trường hợp này áp dụng như đối với thủ tục chứng thực chữ ký (Điều 23 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP), trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực chữ ký và người thực hiện chứng thực chữ ký (Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP); trường hợp không được chứng thực chữ ký (Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP).

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về các trường hợp không thể thực hiện chứng thực chữ ký. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020

Tiền lương có nhiều điểm mới từ 1/1/2021

Từ ngày 1/1/2021, Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực với nhiều chính sách nổi bật về lao động tiền lương người lao động cần biết.

Tiền lương có nhiều điểm mới từ 1/1/2021

Kể từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực với nhiều chính sách nổi bật về lao động tiền lương.

Cụ thể:

Chỉ còn 02 loại hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (Không còn Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng).

Ngoài ra, các qui định mới cũng tăng quyền cho người lao động như:

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do

Chấp nhận hợp đồng lao động được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.

Người lao động được nghỉ 2 ngày dịp Quốc khánh 2/9 và hưởng nguyên lương.

NSDLĐ phải chịu chi phí mở tài khoản cho người lao động nếu trả lương qua ngân hàng.

Cũng theo Bộ Luật Lao động 2019, kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ sẽ được quy định như sau:

Đối với điều kiện lao động bình thường, kể từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và của lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng (hiện hành tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi);

Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ; đến năm 2028, lao động nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi và đến năm 2035, lao động nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi.

Tỷ lệ hưởng lương hưu theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được qui định như sau

Đối với nam:

Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu trong năm 2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45% (hiện hành nghỉ hưu năm 2020, đóng đủ 18 năm BHXH thì được 45%);

Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 01/01/2022, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ được tính thêm 2%; Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.

Đối với nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%; sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Hướng dẫn thủ tục thành lập văn phòng điều hành cho nhà thầu nước ngoài.

1. Quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng

a) Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng với nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2016/TT-BXD, nhà thầu nước ngoài là cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tới cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng được quy định theo mẫu tại Phụ lục số 4 của Thông tư này;

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác văn bản kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề do nước mà cá nhân mang quốc tịch hoặc nơi mà cá nhân thực hiện dự án cấp và bản sao hộ chiếu cá nhân.

Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.

b) Quy trình cấp giấy phép

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2016/TT-BXD thì thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng được tiến hành như sau:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đúng, không đủ theo quy định phải thông báo và hướng dẫn một lần bằng văn bản cho nhà thầu biết để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng xem xét và cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu. Trường hợp hồ sơ không đủ Điều kiện theo quy định để được cấp giấy phép hoạt động xây dựng thì cơ quan cấp phép phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết.

2. Thủ tục thành lập văn phòng điều hành

Điều 9 Thông tư 14/2016/TT-BXD quy định về cách thức thông báo Văn phòng điều hành như sau:

 

Bước 1: Sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm lập Văn phòng Điều hành tại nơi có dự án; đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài Khoản, mã số thuế của Văn phòng Điều hành.

Đối với các hợp đồng thực hiện lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng Điều hành tại nơi đăng ký trụ sở của chủ dự án.

Đối với hợp đồng thực hiện thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng Điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiện công việc.

Bước 2: Sau khi thực hiện xong việc đăng ký các nội dung của Văn phòng Điều hành, nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Sở Xây dựng nơi lập văn phòng Điều hành, Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và các cơ quan có liên quan quy định theo mẫu. Trường hợp thay đổi các thông tin của Văn phòng Điều hành, nhà thầu nước ngoài phải thông báo cho các cơ quan này biết.

Không giống như việc thành lập Văn phòng điều hành theo hợp đồng BBC, trường hợp này nhà thầu nước ngoài chỉ cần đăng ký nội dung của Văn phòng điều hành và thông báo cho bằng văn bản cho Sở Xây dựng, Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và các cơ quan có liên quan.

Muốn đầu tư ra nước ngoài cần thực hiện những thủ tục gì?

1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư muốn đầu tư ra nước ngoài cần phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì mới có thể tiến hành hoạt động đầu tư nước ngoài. Để có thể có được giấy phép chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư phải đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại điều 58 Luật đầu tư năm 2014 về điều kiện chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:

Thứ nhất là hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Luật đầu tư năm 2014

Thứ hai là hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Thứ ba là nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định của Luật đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thứ tư là có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định.

Thứ năm là có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Sau khi đáp ứng đủ điều kiện được quy định thì nhà đầu tư tiến hành đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo thủ tục được quy định tại điều 59 Luật đầu tư năm 2014, cụ thể:

Thứ nhất là đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Thứ hai là đối với dự án không thuộc trường hợp thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:

Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định về thẩm quyền như sau: Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước thì do nhà đầu tư quyết định theo quy định, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định của Luật đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

3. Thời hạn giải quyết

Về thời hạn nhận hồ sơ thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Thủ tục chỉ định thầu rút gọn được tiến hành như thế nào?

1. Các trường hợp được chỉ định thầu

Theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 thì chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách.

b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo.

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ.

d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình.

e) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình.

f) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

2. Hạn mức chỉ định thầu

Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu 2013 bao gồm:

Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công.

Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

3. Quy trình chỉ định thầu rút gọn

a) Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu 2013, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:

Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

b) Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì:

 

Bước 1: Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác.

 

Bước 2: Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng.

 

Bước 3: Ký kết hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

Thủ tục thay đổi địa chỉ kinh doanh trên giấy chứng nhận đầu tư

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp (thay đổi đăng ký kinh doanh) là bắt buộc thực hiện khi có những phát sinh thay đổi về tình hình thực tế của doanh nghiệp và những thông tin mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định của Luật Đầu Tư và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên. Khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi các nội dung trên Giấy chứng nhận đầu tư như thông tin liên quan đến nhà đầu tư, thông tin doanh nghiệp, thông tin dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

a) Hồ sơ thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp không phải cấp quyết định chủ trương đầu tư gồm:

-Văn bản đề nghị điều chỉnh thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư;

-Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

-Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;

-Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

-Bản sao hộ chiếu, thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

-Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

-Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

-Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

-Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Thời hạn thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp không phải cấp quyết định chủ trương là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

b) Hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp phải cấp quyết định chủ trương đầu tư

Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính, tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện, thay đổi nhà đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

+)  Khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư phải có quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì hồ sơ cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư gồm:

-Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

-Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

-Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

-Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

-Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

-Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

-Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC).

Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư.

+) Khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư phải có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ thì nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư. Hồ sơ như hồ sơ thực hiện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng bổ sung thêm Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường; Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

+) Trường hợp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư phải có quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội thì nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư. Hồ sơ bao gồm các hồ sơ như hồ sơ thực hiện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và bổ sung thêm Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường; Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

Quyền lợi của nhà đầu tư khi thực hiện hợp đồng BOT?

BOT là một hình thức hợp đồng đầu tư tại Việt Nam. Có nhiều dự án lớn hiện nay của Việt Nam đều được thực hiện theo loại hợp đồng này. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong khâu kinh doanh, khai thác công trình để thu hồi vốn và lợi nhuận vì công trình theo hợp đồng này sau khi xây dựng sẽ được chủ đầu tư khai thác luôn nhằm thu hồi vốn và tìm kiếm thêm lợi nhuận trong một khoảng thời gian xác định trước khi chuyển giao cho Nhà nước.

Theo quy định tại khoản 3, điều 3, Nghị định 63/2018/NĐ-CP thì hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà đầu tư có nhiều quyền lợi lớn khi thực hiện hợp đồng BOT.

Đối tượng của hợp đồng là các công trình kết cấu hạ tầng, có thể là xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa và vận hành, quản lý các công trình hiện có được Chính phủ khuyến khích thực hiện.

Do nhà đầu tư lo ngại việc thay đổi chính sách của Nhà nước, như đối với hợp đồng BTO hoặc BTO thì sau khi xây dựng công trình phải chuyển giao cho Nhà nước trước rồi nhà đầu tư mới được khai thác lợi nhuận công trình. Như vậy, nếu sau giai đoạn đã chuyển giao công trình mà Nhà nước lại có sự thay đổi về chính sách với lĩnh vực này theo hướng bất lợi hơn cho nhà đầu tư thì phía nhà đầu tư sẽ bị thiệt. Còn đối với hợp đồng BOT, sau khi xây dựng xong thì nhà đầu tư sẽ được kinh doanh thu lợi nhuận, không sợ sự thay đổi của chính sách Nhà nước.

Hợp đồng BOT đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng và là một công cụ đầy hữu hiệu để huy động nguồn vốn từ đông đảo các nhà đầu tư nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. BOT vừa giảm gánh nặng ngân sách và những rủi ro cho Nhà nước vừa tăng nguồn thu cho nhà đầu tư. Vì vậy, để đảm bảo được lợi ích của chính mình và chủ động trong việc sử dụng và kinh doanh công trình thì sự lựa chọn hợp đồng BOT đối với các nhà đầu tư là vô cùng đúng đắn.

Muốn đầu tư ra nước ngoài cần phải đảm bảo những điều kiện gì?

1. Điều kiện để thực hiện đầu tư ra nước ngoài

Trước khi tiến hành một số hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp cần phải nắm rõ những điều kiện theo quy định tại Điều 58 Luật Đầu tư 2014, cụ thể:

Đầu tiên, những doanh nghiệp muốn hoạt động đầu tư ở nước ngoài cần phải tuân thủ quy định của Luật, một số những quy định của pháp luật, pháp luật của quốc gia chính, của quốc gia chúng ta muốn đầu tư tới, và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham dự với tư cách là thành viên. Đương nhiên đi cùng với nghĩa vụ chính là trách nhiệm, doanh nghiệp cần phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến hoạt động đầu tư ở nước ngoài mà không có nhà nước bảo hộ.

Thứ hai, mặt hàng đầu tư và kinh doanh không được phép kinh doanh những mặt hàng nằm trong danh mục cấm của cả hai quốc gia, nếu như vi phạm sẽ không có quyền đầu tư vào nước ngoài.

Thứ ba, ngoại tệ theo nước mà doanh nghiệp muốn đầu tư vào, nhà đầu tư cần có cam kết tự thu xếp ngoại tệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài: trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên chuyển ra nước ngoài .

Ngoài ra, cần phải có quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà nước và có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

2. Một số hình thức chuẩn của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài

Doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo một số hình thức chuẩn sau theo quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư 2014:

Cách thứ nhất là thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của quốc gia mà doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào đó.

Cách thứ hai là doanh nghiệp cần thực hiện hợp đồng BBC ở nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước bạn muốn đầu tư để có thể trực tiếp quản lý cũng như thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.

Việc mua và bán những loại chứng khoán, hay giấy tờ có giá trị thông qua một số những tổ chức buôn bán hoặc các quỹ đầu tư chứng khoán, áp dụng đúng các chế tài trung gian khác ở nước ngoài.

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

Mức xử phạt với hành vi đỗ xe ô tô không đúng nơi quy định?

Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến khoảng không di chuyển của các phương tiện khác. Việc đỗ xe phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ nếu không có thể gây ra các hiện tượng như tắc đường. Các trường hợp đỗ xe sai quy định sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm cụ thể.

Việc đỗ xe cần phải đảm bảo các quy định sau đây:

Thứ nhất, người lái xe không được đỗ xe ở các vị trí sau: Bên trái đường một chiều; Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; Trên cầu, gầm cầu vượt; Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; Nơi dừng của xe buýt; Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; Trong phạm vi an toàn của đường sắt; Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Thứ hai, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình và có tín hiệu cho các phương tiện khác biết. Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi đỗ xe hoặc quy định các điểm đỗ xe thì phải đỗ xe tại các vị trí đó.

Thứ ba, chỉ được rời xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.

Khi đỗ xe không đúng nơi quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường hoặc đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường;

b) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng nếu:

Đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

Đỗ xe tại trong phạm vi an toàn đối với đường sắt;

Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

c) Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng nếu đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu không tuân thủ các quy định về đỗ xe trên đường cao tốc; khi đỗ xe trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định.

Như vậy, để đảm bảo an toàn cho mình và người khác, tránh làm mất an ninh, trật tự, ùn tắc giao thông và những tai nạn không đáng có, các bạn hãy tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ nói chung và các quy định về đỗ xe nói riêng. 

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

4 nguyên tắc vàng để sống khỏe trẻ lâu khi bước vào tuổi 40

 

Sức khỏe sa sút mạnh sau tuổi 40, ai kiên trì làm được 4 việc nhỏ này có thể sống lâu hơn

Qua ngưỡng 40 tuổi, sức khỏe của bạn sẽ bước vào giai đoạn thoái hóa, giảm sút. Nếu chúng ta không ưu tiên chăm sóc cơ thể, rất khó để sống thọ. Đây là 4 việc nên làm.



Sức khỏe sa sút mạnh sau tuổi 40, ai kiên trì làm được 4 việc nhỏ này có thể sống lâu hơn

Tuổi 40 là mốc đánh dấu bạn đã bước vào giai đoạn trung niên rồi. Khi giai đoạn thanh xuân khỏe khoắn đã trôi qua, việc quan trọng nhất của bạn ngay trước mắt là phải chăm sóc sức khỏe, thực hiện đầy đủ và đều đặn.

Sau đây là những việc bạn nên làm để sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.

1. Đắm mình trong nắng

Sau 40 tuổi, quá trình mất canxi trong cơ thể tăng nhanh, dễ dẫn đến loãng xương. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp hấp thụ canxi và phốt pho, và có thể bổ sung canxi.

Sau 40, tốt nhất nên hình thành thói quen tắm nắng. Nên phơi mình trong không khí trong lành và nắng ngoài trời. Chọn từ 9 giờ sáng đến 10 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều. Không nên phơi nắng quá lâu, nói chung nên là khoảng 30 phút.

2. Uống nước thường xuyên

Nước là liều thuốc tốt nhất trên thế giới, uống nhiều nước có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, làm loãng máu, chống dính máu, giảm tỷ lệ huyết khối.

Cần lưu ý rằng uống nước không phải càng nhiều càng tốt mà phải điều độ. Tốt nhất không nên uống quá 100ml nước mỗi lần và không quá 1000ml nước mỗi giờ, uống càng từ tốn càng tốt, nhưng phải đủ số lượng mà nhu cầu cơ thể cần dựa vào thể lực và tính chất công việc của bạn.

Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế các loại đồ uống có đường.

3. Ngâm chân thường xuyên

Có hàng chục huyệt đạo trên lòng bàn chân, tương ứng với các cơ quan, bộ phận bên trong cơ thể con người. Theo quan niệm của Đông y, ngâm chân bằng nước nóng có thể làm giãn cơ, kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân, giúp bổ thận, tráng dương.

Thường xuyên dùng nước nóng ngâm chân, không chỉ giúp làm ấm cơ thể, xua tan cảm lạnh mà còn đả thông kinh mạch, bổ thận tráng dương.

Nhiệt độ nước ngâm chân trong khoảng 38 ° C đến 40 ° C, thời gian ngâm chân không quá lâu, khoảng 15 đến 30 phút.

Bạn cũng có thể dùng nước gừng để ngâm chân có thể xua tan cảm lạnh, làm ấm thận, tráng dương. Sau khi ngâm chân, xoa chân, mát xa, bấm huyệt cũng sẽ có lợi cho thận.

4. Hãy thường xuyên tập thể dục, đừng để cho chân bạn ngồi yên

Một cơ thể khỏe mạnh không thể có được dễ dàng nếu không tập thể dục thích hợp. Đặc biệt sau 40 tuổi, hãy nhớ mở rộng chân và vận động thường xuyên.

Tập thể dục nhịp điệu hay vận động thể dục thể thao giúp tiêu mỡ, đốt cháy calo, có tác dụng giảm béo và có thể giúp ngăn ngừa béo phì.

Các bài tập sức bền có tác dụng rèn luyện cơ bắp tốt, tăng cường khả năng trao đổi chất, làm cho con người khỏe mạnh, làm chậm quá trình suy giảm các chức năng của cơ thể và kéo dài tuổi thọ.

Đóng bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục bạn được những lợi ích gì?


Giải đáp thắc mắc: Đóng bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục bạn được những lợi ích gì?

Câu hỏi:

Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã đóng bảo hiểm đủ 5 năm liên tục. Vậy cho tôi hỏi, bây giờ tôi có được hưởng những lợi ích gì nếu tạm ngừng bảo hiểm xã hội hay không?



Trả lời:

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần nào đó thu nhập cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp…

Hiện nay có 2 loại BHXH là BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Đối với người lao động, BHXH là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc phải đóng với sự hỗ trợ một phần phí đóng từ chính những đơn vị sử dụng lao động.

Người tham gia BHXH sẽ được hưởng những lợi ích thiết thực nhất từ chính những chế độ, quyền lợi mà bảo hiểm xã hội mang lại. Vậy đối với những lao động đóng BHXH 5 năm liên tục thì nhận được những lợi ích nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau để nắm rõ điều này.

Giải đáp thắc mắc: Đóng bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục bạn được những lợi ích gì?

Lợi ích nhận được khi đóng BHXH 5 năm liên tục

Khi đóng bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục, bạn sẽ được hưởng 2 lợi ích về mặt tinh thần và vật chất. Cụ thể như sau:

1. Về mặt tinh thần

Bạn sẽ được công nhận là khách hàng tiềm năng, có đóng góp và san sẻ, quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội của đất nước. Thời điểm 5 năm là thời điểm bạn đã được rất nhiều những đãi ngộ dành cho khách hàng lâu năm. Ngoài ra, sau này nếu có rút bảo hiểm xã hội và đóng lại khi làm việc tại bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam, hồ sơ của bạn vẫn được ghi nhận, thậm chí là ưu tiên hơn hẳn.

Đóng bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục cũng chứng tỏ bạn là một người biết quan tâm đến lợi ích của người khác, sống vì lợi ích cộng đồng. Đối với một vài hình thức bảo hiểm xã hội cụ thể như bảo hiểm y tế còn mang lại rất nhiều lợi ích khi đi khám chữa bệnh.

2. Về mặt vật chất

Đóng bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục sẽ có mức trợ cấp bảo hiểm xã hội hấp dẫn. Khi bạn có nhu cầu rút, số tiền sẽ lớn và được duyệt nhanh hơn so với các thời hạn ngắn.

Đóng BHXH 5 năm được hưởng mức hưởng bảo hiểm một lần và được hưởng BHXH thất nghiệp cụ thể như sau:

Được hưởng BHXH 1 lần

Những người tham gia BHXH 5 năm liên tục sẽ được hưởng BHXH 1 lần. Mức hưởng được phụ thuộc vào số năm đã đóng của người tham gia bảo hiểm.

 

Theo đó, cứ mỗi năm được tính như sau:

- Trước năm 2014: Bạn tham gia đóng BHXH thì bạn sẽ được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

- Sau năm 2014: Bạn tham gia đóng BHXH thì bạn được hưởng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

- Nếu chưa đóng đủ 1 năm thì

Mức hưởng = Số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương.

Để biết cách tính mức hưởng BHXH một lần, các bạn có thể áp dụng công thức:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

Trong đó: Mbqtl là mức lương bình quân tháng

Lưu ý:

Thời gian tham gia BHXH lẻ tính như sau: Từ 1 - 6 tháng tính ½ năm; từ 7 - 11 tháng tính tròn 1 năm.

Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền mà nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo).

Được hưởng BHXH thất nghiệp

Đóng bảo hiểm 5 năm liên tiếp, người lao động sẽ được hưởng BHXH thất nghiệp. Để được hưởng người lao động cần đáp ứng những điều kiện sau:

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.

- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) từ đủ:

- 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn.

- 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

- Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Chết.

Lưu ý: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính theo công thức:

 

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%.

Tuy nhiên, người lao động cần chú ý, mức hưởng này:

- Tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

- Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nguồn: https://cafebiz.vn/