Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

Quyền lợi của nhà đầu tư khi thực hiện hợp đồng BOT?

BOT là một hình thức hợp đồng đầu tư tại Việt Nam. Có nhiều dự án lớn hiện nay của Việt Nam đều được thực hiện theo loại hợp đồng này. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong khâu kinh doanh, khai thác công trình để thu hồi vốn và lợi nhuận vì công trình theo hợp đồng này sau khi xây dựng sẽ được chủ đầu tư khai thác luôn nhằm thu hồi vốn và tìm kiếm thêm lợi nhuận trong một khoảng thời gian xác định trước khi chuyển giao cho Nhà nước.

Theo quy định tại khoản 3, điều 3, Nghị định 63/2018/NĐ-CP thì hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà đầu tư có nhiều quyền lợi lớn khi thực hiện hợp đồng BOT.

Đối tượng của hợp đồng là các công trình kết cấu hạ tầng, có thể là xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa và vận hành, quản lý các công trình hiện có được Chính phủ khuyến khích thực hiện.

Do nhà đầu tư lo ngại việc thay đổi chính sách của Nhà nước, như đối với hợp đồng BTO hoặc BTO thì sau khi xây dựng công trình phải chuyển giao cho Nhà nước trước rồi nhà đầu tư mới được khai thác lợi nhuận công trình. Như vậy, nếu sau giai đoạn đã chuyển giao công trình mà Nhà nước lại có sự thay đổi về chính sách với lĩnh vực này theo hướng bất lợi hơn cho nhà đầu tư thì phía nhà đầu tư sẽ bị thiệt. Còn đối với hợp đồng BOT, sau khi xây dựng xong thì nhà đầu tư sẽ được kinh doanh thu lợi nhuận, không sợ sự thay đổi của chính sách Nhà nước.

Hợp đồng BOT đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng và là một công cụ đầy hữu hiệu để huy động nguồn vốn từ đông đảo các nhà đầu tư nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. BOT vừa giảm gánh nặng ngân sách và những rủi ro cho Nhà nước vừa tăng nguồn thu cho nhà đầu tư. Vì vậy, để đảm bảo được lợi ích của chính mình và chủ động trong việc sử dụng và kinh doanh công trình thì sự lựa chọn hợp đồng BOT đối với các nhà đầu tư là vô cùng đúng đắn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét