Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Quy định mới về mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung năm 2016

Hiện tại nước ta đã áp dụng những quy định về mức lương, phụ cấp lương và các khoảng bổ sung vào ngày 1/1/2016. Tôi xin trình bày cho mọi người dễ hiểu để nắm được quyền lợi của mình trong công việc.




1. Tăng lương tối thiểu mỗi vùng và lương cơ sở
- Vùng I tăng lên 3.500.000 ngàn ( tăng thêm 400.000 ngàn)
- Vùng II tăng lên 3.100.000 ngàn ( tăng thêm 350.000 ngàn)
- Vùng III tăng lên 2.700.000 ngàn ( tăng thêm 300.000 ngàn)
- Vùng IV tăng lên 2.400.000 ngàn ( tăng thêm 250.000 ngàn)

Với mức lương tối thiểu vùng này, mọi người sẽ chọn được công việc có mức lương tối thiểu phù hợp với nơi mà mình đang sống, mọi người hãy xem tại đây để biết mình thuộc vùng nào.

Lương cơ sở tăng lên 1.210.000 đồng/tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng.

2. Mức lương được ghi trong hợp đồng
Đối với người làm việc theo thời gian công việc hoặc theo chức danh, mức lương sẽ tính theo thang lương, phải được ghi rõ ràng trong hợp đồng.

Đối với những người hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán ( làm tới đâu, trả lương tới đó) thì phải ghi rõ thời gian bắt đầu công việc để tính lương rõ ràng.

Phụ cấp lương chưa được tính vào lương cơ bản ghi trong hợp đồng. Các khoản phụ cấp lương này là để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút người lao động.

Lưu ý rằng các khoản phụ cấp chỉ được này chỉ được trả thêm khi những yếu tố trên gắn liền với công việc.
3. Thời gian trả lương
Thời gian trả lương là mỗi tháng 1 lần hoặc nửa tháng 1 lần. Tuy nhiên theo quy đình mới, người lao động và công ty có quyền thỏa thuận với nhau về thời gian trả lương, không nhất thiết là phải trả trong cùng 1 tháng làm việc.

4. Tiền lương 1 ngày
Tiền lương 1 ngày được tính dựa trên số lương tháng cơ bản chia cho số ngày làm việc những tuyệt đối không quá 26 ngày

5. Người xuất khẩu lao động được tham gia BHXH bắt buộc
Đối với những người tham gia xuất khẩu lao động theo dạng:

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp.

6. Học nghề vẫn được nhận hỗ trợ tối đa là 6 triệu đồng
Hỗ trợ đào tạo người lao động tham gia học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Mức hỗ trợ cao nhất là 6 triệu đồng, trường hợp ở xa 15 km sẽ được hỗ trợ thêm 200.000 đồng/khóa.

Mức hỗ trợ chi phí đào tạo:

Mức tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học: Người khuyết tật.

Mức tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học: Người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học: Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân.

Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học: Người thuộc hộ cận nghèo.

Mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học: Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng quy định của Điều này

7. Lao động nữ mang thai hộ vẫn được nghỉ thai sản
Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét