Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm là một vấn đề nóng, nhận được rất
nhiều sự quan tâm của dư luận, của các cơ quan có thẩm quyền, bởi sự vi phạm
nghiêm trọng của các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm, gây tác hại
nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Trong phạm vi bài viết này, người viết xin đề
cập đến Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm –
một trong những điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh
doanh thực phẩm.
Theo quy định tại Luật An toàn thực
phẩm năm 2010, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm thuộc về Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ công thương theo lĩnh vực được phân công quản
lý.
– Đối với Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý an
toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo
quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm,
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên,
thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý
an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong
quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công
quản lý.
– Đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu
gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu,
kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm
thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ
trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ông và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến
đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản
lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được
phân công quản lý.
– Đối với Bộ Công thương có trách nhiệm quản
lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận
chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải
khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực
phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Khi xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực
phẩm cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu.
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo mẫu.
– Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận kiến
thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
thực phẩm.
– Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận đủ sức
khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh.
Về phía Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong
thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có
trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp
lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở.
Tiếp đó, trong thời gian 15 ngày làm việc kể
từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đày đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức
thẩm định thực tế tại cơ sở. Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết
định thành lập.
Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở là đối
chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận
gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; thẩm định điều kiện an
toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
Kết quả của quá trình thẩm định thực tế phải
được lập thành Biên bản thẩm định thực tế theo mẫu quy định, phải ghi rõ “Đạt”
hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện”.
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện”
phải ghi rõ lý do vào Biên bản.
Trường hợp “Đạt”, trong thời gian 07 ngày làm
việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 5.
Như vậy, đối với trường hợp cấp lần đầu, nếu
không có vướng mắc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ được
cấp trong thời gian 27 ngày.
Không giống như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị thời hạn
theo sự tồn tại của cơ sở, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
chỉ có giá trị trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng
nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ
xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xin cấp lại Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩmđược thực hiện như đã nêu ở
trên.
Nguồn: ANTLawyers. com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét