Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá uy tín

Công ty luật ANT Lawyers có các luật sư và chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, giúp tư vấn khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích đối với tài sản trí tuệ.
Có thể nói “nhãn hiệu” là một dấu hiệu để nhận biết sản phẩm của mỗi doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Nhãn hiệu của mỗi doanh nghiệp sẽ giúp cho người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác, qua đó sẽ giúp cho doanh nghiệp bán hàng hóa của mình ra thị trường một cách tốt hơn.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc bảo hộ Nhãn hiệu làm cơ sở thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không ít các doanh nghiệp đã coi nhẹ việc bảo hộ Nhãn hiệu, thờ ơ trước những hiện tượng hàng hóa giả mạo, hàng nhái đối với sản phẩm của mình. Chỉ đến khi nhãn hiệu của họ bị chiếm đoạt thì họ mới có cách nhìn nhận khác về việc bảo hộ Nhãn hiệu. Điển hình đó là việc mất Nhãn hiệu của Công ty Trung Nguyên cho sản phẩm cafe.
Quyền đối với nhãn hiệu được bảo vệ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, do đó, nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam sẽ được bảo hộ tại Việt Nam, để được bảo hộ tại quốc gia khác, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo nhiều cách:
+ Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia;
+ Hoặc đăng ký qua hệ thống đăng ký quốc tế Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất trong đó có chỉ định các nước xin đăng ký, Nếu đăng ký theo Madrid, trước hết nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký tại Việt Nam tùy thuộc vào các nước xin bảo hộ thuộc khối Madrid Protocol hay khối Madrid Agreement.
Dịch vụ của ANT Lawyers trong lĩnh vực tư vấn đăng ký nhãn hiệu:
–  Tra cứu, đánh giá và tư vấn khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và nước ngoài;
–  Đại diện cho Khách hàng trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
–  Đánh giá hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khả năng vi phạm các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
–  Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
–  Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
–  Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;
Nguồn: ANTLawyers. com




0 nhận xét:

Đăng nhận xét