Căn cứ vào Khoản 1 Điều
8 luật hôn nhân gia đình về độ tuổi kết hôn: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ
đủ 18 tuổi trở lên”. Việc kết hôn khi chưa đủ tuổi là vi phạm luật hôn nhân gia
đình, hôn nhân này không được pháp luật công nhận, giữa họ không phát sinh quyền
và nghĩa vụ vợ chồng. Vậy những đứa trẻ sinh ra từ hôn nhân không được pháp luật
công nhận có được đăng ký khai sinh hay không?
Căn cứ vào Điều 13 Luật
trẻ em 2016: “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch;
được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật”. Điều đó
có nghĩa là, mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được khai sinh, không phân biệt được
sinh ra trong hoàn cảnh, điều kiện nào kể cả việc cha mẹ của đứa trẻ chưa đủ tuổi
kết hôn.
Tuy nhiên, vì không có
giấy đăng ký kết hôn nên nên thủ tục khai sinh sẽ được đăng kí theo thủ tục
khai sinh cho con ngoài giá thú, lúc này, cán bộ hộ tịch sẽ đăng ký khai sinh
cho con trong trường hợp chưa xác định được cha hoặc mẹ.
Để ghi thông tin người
cha hoặc mẹ vào giấy khai sinh trước hết phải có thủ tục nhận cha mẹ con tại cơ
quan hộ tịch, người cha, mẹ cũng có thể yêu cầu làm thủ tục nhận con vào thời
điểm đăng ký khai sinh theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số
123/2005/NĐ-CP: “Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ
tục nhận con thì Uỷ ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký
khai sinh”
Như vậy, việc làm khai
sinh cho con không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân cũng như độ tuổi của cha mẹ,
điều này đảm bảo quyền được khai sinh của trẻ em và quyền làm cha mẹ của công
dân.
Trên đây là bài tư vấn
của chúng tôi về việc làm giấy khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đủ tuổi đăng
ký kết hôn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hay muốn biết rõ hơn về giấy tờ và thủ
tục làm giấy khai sinh cho con, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ
trợ chi tiết.
Nguồn: luatsu1900
0 nhận xét:
Đăng nhận xét