Có bắt buộc tất cả người
được thừa kế trực tiếp tham gia thủ tục chia di sản không?
Điều 613 quy định về
người thừa kế như sau: "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống
vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế
theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế" .
Điều 656 Bộ luật Dân sự
2015 quy định: "Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được
công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây: Cử
người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những
người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; Cách thức phân
chia di sản. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản."
Việc người thừa kế có họp mặt hay không nằm trong sự thỏa thuận của họ, họ có
thể họp mặt hoặc không, do đó không bắt buộc phải có mặt đầy đủ.
Trường hợp người thừa kế
mới thành thai nhưng chưa sinh ra, vắng mặt tại nơi cứ trú hoặc mất tích, tức
là không trực tiếp tham gia vào thủ tục chia di sản, người đó vẫn nhận di sản
thừa kế như những người khác. Tài sản thừa kế của người không có mặt để tham
gia vào thủ tục chia di sản sẽ do người quản lý tài sản của người đó quản lý,
khi người đó có điều kiện tiếp nhận tài sản, người quản lý tài sản sẽ giao lại
tài sản và thông báo cho Tòa án biết.
Trên đây là bài tư vấn
của chúng tôi về chia di sản thừa kế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với
chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết về pháp luật dân sự.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét