Khoản tích cóp nào không phải
chia đôi khi ly hôn?
Hỏi: Tôi nhận tiền trợ cấp thương binh hàng tháng nhưng không tiêu mà cho vào tài khoản tiết kiệm riêng. Khi ly hôn, vợ tôi đòi chia đôi khoản tiền không nhỏ này, cho rằng là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân, như vậy có đúng luật không?
Theo khoản 1 điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình
2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra,
thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ
trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 40 của luật này; tài sản mà vợ chồng
được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa
thuận là tài sản chung.
Theo điều 43: Tài sản riêng của
vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế
riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho
vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ
nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật
thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều
11 Nghị định số
126/2014/NĐ–CP hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình
2014, tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm:
1. Quyền tài sản đối với đối
tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập
quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm
quyền khác.
3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ,
chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách
mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Như vậy, theo khoản 3 Điều 11
của Nghị định trên, khoản tiền tiết kiệm có nguồn gốc từ tiền trợ cấp thương
binh thì đó là tài sản riêng của ông. Việc vợ ông yêu cầu chia khi ly hôn là
không có căn cứ.
-Theo báo thư viên pháp luật -
0 nhận xét:
Đăng nhận xét