Hiện nay, việc cho nhập nhờ hộ khẩu để đăng ký nhập học, đi làm,
vay tiền… là chuyện không hiếm gặp ở nước ta. Đặc biệt, tại các thành phố trực thuộc trung ương như TP. Hồ Chí
Minh, thủ đô Hà Nội xảy ra rất nhiều, chỉ cần đảm bảo đủ diện tích sàn/người và
có sự bảo lãnh của chủ hộ là người đó đương nhiên được nhập hộ khẩu hợp pháp dưới
hình thức ở nhờ.
Nhập thì dễ đến hồi muốn đuổi đi thì lại khó, vì người ở nhờ mãi
không chịu chuyển đi thì phải làm sao?
Luật cư trú 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định các
trường hợp được xóa đăng ký thường trú bao gồm:
Điều 22. Xoá đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các
trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Toà án tuyên bố là
mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định huỷ đăng ký
thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi
cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho
công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy
chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì cũng có thẩm
quyền xoá đăng ký thường trú.
Như vậy, không thuộc các trường
hợp trên thì chủ hộ không thể tự tiến hành việc xóa đăng ký thường trú cho
người nhập khẩu nhờ, ngoài việc thỏa thuận để người ta tự chuyển đi.
Riêng với trường hợp người ở nhờ
đã có nhà riêng và cư trú tại đó 12 tháng trở lên mà không chịu làm thủ tục
chuyển đăng ký thường trú theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư
35/2014/TT-BCA, thì có thể bị xử phạt theo Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với
mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Còn với việc chủ hộ có hành vi
cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế
người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó có thể bị xử phạt từ 2 triệu
đồng đến 4 triệu đồng.
Vì thế trước khi cho người khác
nhập nhờ hộ khẩu thì các chủ hộ cần lưu ý những hệ quả pháp lý có thể xảy ra để
tránh rước họa vào thân.
Theo: Thư viện pháp luật
0 nhận xét:
Đăng nhận xét