ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Yêu đương xong chia tay đòi quà, coi chừng phạm luật

Tặng quà là cách thể hiện tình cảm phổ biến của các cặp đôi yêu nhau. Tùy vào hoàn cảnh, cá tính của mỗi người mà quà có thể là những món đồ giá trị nhỏ đến tài sản giá trị lớn như nhà cửa, xe cộ, tiền bạc…


Cũng vì thế khi "cơm không lành, canh không ngọt", nhiều cặp đôi đã tìm cách đòi lại quà. Tuy nhiên, việc đòi quà cũng có thể đem lại nhiều rắc rối, rủi ro cho cả hai bên.

Dùng vũ lực để "đòi quà"

Mới đây, Công an quận Thủ Đức, TP.HCM đã lập hồ sơ điều tra vụ "chia tay đòi quà" có dấu hiệu cướp tài sản xảy ra ở phường Bình Chiểu sáng 21-3.

Theo thông tin ban đầu, giữa năm 2018, chị Tr. (28 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang, tạm trú quận Thủ Đức) và T. (28 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, tạm trú tỉnh Bình Dương) có mối quan hệ yêu đương. Trong thời gian quen nhau, T. có mua cho chị Tr. chiếc điện thoại di động và xe máy.

Sau đó, hai người phát sinh mâu thuẫn và chia tay. Thấy chị Tr. muốn chấm dứt mối quan hệ nên T. đòi lại chiếc điện thoại di động và xe máy đã mua cho Tr.

Đến sáng 21-3, T. đi cùng với nhiều người khác đến nhà trọ chị Tr. đánh chị Tr. và lấy lại điện thoại di động và xe máy.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ. Tuy nhiên, câu chuyện trên đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: vậy ứng xử khi chia tay thế nào để không phạm luật?

Theo luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), trong quan hệ xã hội, cả nam và nữ thể hiện tình cảm tặng quà cho nhau là việc bình thường. Khi đã tặng rồi thì vật phẩm đó thuộc sở hữu của người được tặng.

Dù bất cứ trường hợp nào, chia tay hay không, thì lúc này tài sản đã thuộc sở hữu của người được tặng. Người tặng không có quyền ngang nhiên lấy lại tài sản dưới bất cứ hành vi nào.

Trong trường hợp trên, nếu sự việc đúng là T. ngang nhiên vào nơi ở của Tr., dùng vũ lực đánh chị Tr. rồi lấy điện thoại đi dộng đang để trên giường, nhóm người đi cùng T. tiếp tục lấy chiếc xe máy mà chị Tr. để trước cửa phòng trọ thì hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân của Tr. Ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của chị Tr. thì pháp luật điều chỉnh trường hợp này.

Theo luật sư Tuấn, cho dù chiếc xe đứng tên anh T. thì hành vi cũng cấu thành tội cướp đối với chiếc điện thoại di động.

Khó chứng minh quà tặng

Đồng ý kiến, luật sư Trần Bá Học (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng cho rằng qua diễn biến, nhận thấy những tài sản đó trước đây của nam thanh niên đã tặng cho bạn gái thì quyền sở hữu đã thuộc về cô gái. Thanh niên này đến dùng vũ lực để "đòi" lại là có dấu hiệu hình sự.

Vấn đề đặt ra là làm sao để chứng minh tài sản này là quà tặng hay được cho mượn?

Theo luật sư Học, đối với chiếc điện thoại, anh T. đã mua nhưng đã cho bạn gái thì tài sản này thuộc sở hữu của người bạn gái. Đây là tài sản không bắt buộc phải đăng ký nên khi đã cho thì thuộc sở hữu của người được cho.

Thông thường khi đang yêu đương thì người ta mua quà tặng, cho, không ai viết biên nhận nên khi chia tay việc xác định tài sản này là quà tặng hay cho mượn… rất phức tạp.

Đối với những tài sản không phải đăng ký, việc chứng minh đây là quà tặng có thể thể hiện qua tin nhắn giữa hai người. Ngoài ra, việc chứng minh đã cho, tặng dựa vào các chứng cứ khác như lời khai của những người liên quan, người làm chứng…

Còn đối với các tài sản bắt buộc phải đăng ký như nhà cửa, xe cộ... nếu người tặng, cho nhưng không làm giấy sang tên, tặng cho, thì theo quy định phải đăng ký sang tên mới xác lập quyền sở hữu.

Còn nếu chưa sang tên thì chưa chuyển giao nên có cơ sở để xác định tài sản đó vẫn còn quyền sở hữu của người tặng. Việc nhắn tin chưa thể khẳng định chắc chắn, trừ khi chính người đó thừa nhận sự việc.

Còn theo luật sư Lê Ngọc Luân (Đoàn luật sư TP.HCM), trường hợp cô gái không thể chứng minh được tài sản này có do được tặng, cho trong khi tài sản do anh T. đứng tên và anh nói cho cô gái mượn thì hành vi của anh T. không có dấu hiệu tội phạm.

Tuy nhiên, nếu cô gái có bằng chứng là các tin nhắn hoặc có người làm chứng là cô gái đã được tặng cho thì vẫn có thể xem đây là quà tặng. Ở đây cần phải xác định ý chí có cho tặng.  Vấn đề đăng ký chỉ là thủ tục về mặt hành chính.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Đi xe máy mà leo lề, vỉa hè: Bị phạt đến 400.000 đồng

Theo Điểm g Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.


Như vậy, trường hợp vì kẹt xe mà anh Hưng đi lên lề, vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Điều 23. Phạt tiền_Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

...

4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Theo Thư viện pháp luật

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Cho nhập nhờ hộ khẩu, “đuổi” mãi không đi thì phải làm sao?

Hiện nay, việc cho nhập nhờ hộ khẩu để đăng ký nhập học, đi làm, vay tiền… là chuyện không hiếm gặp ở nước ta. Đặc biệt, tại các thành phố trực thuộc trung ương như TP. Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội xảy ra rất nhiều, chỉ cần đảm bảo đủ diện tích sàn/người và có sự bảo lãnh của chủ hộ là người đó đương nhiên được nhập hộ khẩu hợp pháp dưới hình thức ở nhờ.
Nhập thì dễ đến hồi muốn đuổi đi thì lại khó, vì người ở nhờ mãi không chịu chuyển đi thì phải làm sao?


Luật cư trú 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định các trường hợp được xóa đăng ký thường trú bao gồm:
Điều 22. Xoá đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì cũng có thẩm quyền xoá đăng ký thường trú.
Như vậy, không thuộc các trường hợp trên thì chủ hộ không thể tự tiến hành việc xóa đăng ký thường trú cho người nhập khẩu nhờ, ngoài việc thỏa thuận để người ta tự chuyển đi.
Riêng với trường hợp người ở nhờ đã có nhà riêng và cư trú tại đó 12 tháng trở lên mà không chịu làm thủ tục chuyển đăng ký thường trú theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư 35/2014/TT-BCA, thì có thể bị xử phạt theo Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Còn với việc chủ hộ có hành vi cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó có thể bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
Vì thế trước khi cho người khác nhập nhờ hộ khẩu thì các chủ hộ cần lưu ý những hệ quả pháp lý có thể xảy ra để tránh rước họa vào thân.
Theo: Thư viện pháp luật


Có được trả xe máy và đòi lại tiền khi mua trả góp?

Tôi mua trả góp xe máy, người bán nói đó là xe của Hàn Quốc nhưng sau khi dùng tôi phát hiện không phải vậy. Bây giờ tôi có thể trả xe và đòi lại số tiền đã trả được không? Tôi có bằng chứng về việc đây là xe có nguồn gốc từ Trung Quốc được lắp ráp ở Việt Nam.


Luật sư trả lời
Theo điều 127 Bộ luật Dân sự 2015, khi một bên tham gia giao dịch dân sự bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Trong trường hợp của bạn, người bán đã có hành vi cố ý lừa dối bạn về đối tượng của giao dịch là chiếc xe của Hàn Quốc nhưng thực chất đó là hàng Trung Quốc. Vì vậy, giao dịch này vô hiệu do bị lừa dối về tính chất của đối tượng giao dịch.
Bên cạnh đó, điều 131 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả....
Như vậy bạn có thể trả lại xe và yêu cầu người bán trả lại tiền cho bạn. Nếu người bán không đồng ý, bạn có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu để được nhận lại tiền.


Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Chủ nhà trọ thu tiền điện giá cao sẽ bị xử phạt thế nào?

Mức phạt từ 7 - 10 triệu đồng nếu chủ nhà trọ thu tiền điện cao hơn giá quy định trong trường hợp người thuê nhà mua điện để phục vụ mục đích sinh hoạt...

Chủ nhà trọ có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do Công ty Điện lực phát hành, cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung.


Ngày 20/5/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp gỡ công nhân các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2018, tại Hà Nam.

Tại buổi gặp gỡ, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền đến từ Công ty TNHH NMS Việt Nam (Hà Nam) báo cáo Thủ tướng rằng, hiện tại người lao động ngoại tỉnh thuê nhà trọ phải chịu tiền điện, nước cao hơn các hộ gia đình sinh hoạt.

Trước thông tin này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hà Nam, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như các địa phương khác, phối hợp tiến hành kiểm tra việc các nhà trọ cho công nhân thuê. Nếu đúng như công nhân phản ánh, đó là hành vi vi phạm pháp luật của các chủ nhà trọ.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thông tin về chính sách giá điện đối với công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở.

Theo đó, tại Điều 10 của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện giá bán điện đã quy định, trường hợp chủ nhà trọ đứng tên ký hợp đồng mua bán điện sẽ được cấp định mức hoặc áp 1 giá theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 (nếu không xác định được số hộ).

Cụ thể, cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Theo đó, 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức.

Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 (từ 101 - 200 kWh: 1.858 đồng/kWh chưa bao gồm VAT) cho toàn bộ sản lượng điện.

Chủ nhà trọ có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do Công ty Điện lực phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung.

Như vậy, nếu tính cả thuế VAT thì giá điện mà người thuê nhà phải đóng sẽ không cao hơn 2.300 đồng/kWh. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VnEconomy, mức thu tiền điện của các chủ nhà trọ tại Hà Nội hiện nay thường dao động từ 3.500 - 5.000 đồng/kWh, thậm chí còn cao hơn nữa.

Nguyên nhân là bởi rất nhiều chủ nhà trọ ngại phiền phức nên không nộp hồ sơ (gồm sổ tạm trú hoặc chứng từ xã nhậm tạm trú của cơ quan công an quản lý địa bàn) của người thuê nhà cho bên bán điện để được cấp định mức hoặc được áp một mức giá điện sinh hoạt của bậc 3 (1.858 đồng/kWh chưa bao gồm VAT).

Chính vì thế, khi tổng điện năng sử dụng vượt mức 200 kWh sẽ bị tính mức giá cao (bậc 4, bậc 5, bậc 6 tương ứng 2.340 đồng/kWh, 2.615 đồng/kWh và 2.701 kWh, chưa bao gồm VAT), dẫn đến người thuê nhà phải đóng tiền điện với giá rất cao.

Mặt khác, một số chủ nhà trọ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người thuê nhà mà kinh doanh giá điện, thu cao gấp 2-3 lần so với giá thông thường để kiếm lời.

Đối với những trường hợp vi phạm, tại điều 12 khoản 6 của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ đã quy định xử phạt từ 7 - 10 triệu đồng đối với chủ nhà trọ thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.

Để kiểm soát tình trạng này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đã chỉ đạo các Tổng Công ty Điện lực, các Công ty Điện lực các tỉnh, thành phố triển khai ngay các biện pháp tuyên truyền và hướng dẫn việc thực hiện giá bán điện của các chủ nhà trọ.

Thực hiện niêm yết công khai biểu giá bán điện tại các khu nhà cho thuê, tại các điểm tập trung dân cư, nơi tiếp dân của UBND quận, huyện, phường, xã, Thị trấn và các Ban Điều hành khu phố, Tổ dân phố, các Khu chế xuất và Khu công nghiệp.

Đồng thời, thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, Sở Công Thương giám sát việc đảm bảo cho người thuê nhà được hưởng giá bán lẻ điện sinh hoạt đúng quy định. Lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về giá bán điện đối với công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở trên địa bàn quản lý để hạn chế trường hợp chủ nhà trọ lợi dụng chính sách giá để thu lợi.

"Chủ động phối hợp với địa phương nhằm quản lý rà soát, thống nhất số liệu về số lượng nhà trọ, số lượng phòng, số lượng người thuê để kịp thời báo cáo cho Tổng công ty và UBND tỉnh, thành phố", Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhấn mạnh.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Mở cửa ô tô gây tai nạn nghiêm trọng xử phạt thế nào?

Nghị định số 46 của Chính phủ quy định rõ các mức phạt đối với người điều khiển xe mở cửa xe không đảm bảo an toàn, gây tai nạn giao thông...
Luật GTĐB quy định, người điều khiển xe ô tô không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn. Nghị định số 46 của Chính phủ cũng quy định người điều khiển xe mở cửa xe không đảm bảo an toàn bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây TNGT thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.

Trong trường hợp hành vi gây tai nạn của lái xe (mở cửa xe) mà làm thiệt hại đến sức khỏe và tính mạng, tài sản của nạn nhân thì xử lý theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Cụ thể, lái xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm, nếu hành vi mở cửa xe của lái xe làm chết 1 người hoặc gây tổn hại sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31- 60%.
Việc giải quyết bồi thường thiệt hại do vụ tai nạn gây ra được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, hai bên có thể thỏa thuận bồi thường. Nếu một trong hai bên không đồng ý với mức bồi thường, tòa án sẽ giải quyết.

Theo Báo Giao Thông

Phạt 2.5 triệu đồng nếu để dao trong cốp xe nhằm phòng thân khi đi đường

Tôi có được quyển đi dao trong cốp xe máy để phòng thân khi xảy ra sự việc khẩn cấp không?
Tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.
Đồng thời căn cứ vào Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trường hợp để dao trong cốp xe máy như trên sẽ bị xử phạt 2.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt giảm xuống nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tăng lên nhưng tối đa là 3.000.000 đồng.

Theo Thư  Viện Pháp Luật

Từ 1/3 các cơ sở y tế bắt đầu sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay cho sổ khám bệnh

Từ 1/3 các cơ sở y tế bắt đầu sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay cho sổ khám bệnh 

Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú và các loại hồ sơ bệnh án khác...

Mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu như ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy và có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử. Đặc biệt, hồ sơ bệnh án điện tử phải tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân.
Thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa 12 giờ, kể từ khi có y lệnh khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp thời gian khám, chữa bệnh kéo dài trên 12 giờ hoặc có sự cố về công nghệ thông tin thì thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa không quá 24 giờ.
Lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, cho biết bệnh án điện tử khi hoàn thiện sẽ giúp thực hiện bệnh viện không sử dụng giấy tờ, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho cả bệnh nhân và bác sĩ.
Bệnh án điện tử toàn diện cập nhật các thông tin của bệnh nhân trong quá trình khám sức khỏe, sẽ là kho dữ liệu thông tin sức khỏe cá nhân trong suốt cuộc đời mỗi người.
Bộ Y tế cũng quy định rõ lộ trình thực hiện bệnh án điện tử. Giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, các cơ sở khám, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định.
Giai đoạn từ năm 2024 đến 2028, tất cả cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh chưa triển khai được phải báo cáo cho cơ quan quản lý trực thuộc.
Việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030.


Mở đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về dịch vụ chuyển mạng giữ số

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa vào hoạt động đường dây nóng nhằm tiếp nhận phản ánh của các thuê bao thực hiện dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số.

Theo đó, đường dây nóng với đầu số 18006099, cước miễn phí.
Đây là một trong các giải pháp của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm nâng cao tỉ lệ chuyển mạng giữ số thành công của các thuê bao. Trước đó, tỉ lệ thuê bao đăng ký giữ số và chuyển nhà mạng rất thấp, chỉ khoảng 50% vào tháng 2/2019, có nhà mạng, tỉ lệ thuê bao chuyển đi thành công chỉ đạt trên 20%.
Sau khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo các nhà mạng nhanh chóng gỡ bỏ các rào cản về chuyển mạng giữ số để tháng 3/2019 tỉ lệ chuyển mạng thành công phải đạt 90%.
Tính đến ngày 10/3, tỉ lệ thuê bao chuyển mạng thành công đã tăng đáng kể, đạt 65,4%, tuy nhiên vẫn có nhà mạng MobiFone tỉ lệ thuê bao chuyển đi thành công mới chỉ đạt 34%.
Sau gần 4 tháng thực hiện dịch vụ chuyển mạng giữ số, Cục Viễn thông cho biết, đã có 167.597 thuê bao di động thực hiện chuyển mạng giữ số (chiếm khoảng 1,4% tổng số thuê bao di động cả nước), trong đó 109,561 thuê bao chuyển mạng thành công.
Theo các chuyên gia, mặc dù thời gian ban đầu, tỉ lệ chuyển mạng thành công còn thấp do gặp một số khó khăn khi triển khai, tuy nhiên dịch vụ này đang thực sự tạo ra sức cạnh tranh giữa các nhà mạng, mang lại thuận lợi nhất cho người sử dụng. Việc thực hiện chuyển mạng giữ số cũng đem lại khả năng lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người dùng trong khi vẫn giữ được số điện thoại, xóa bỏ rào cản phải thay số điện thoại mới, gây rắc rối trong công việc và sinh hoạt của người sử dụng.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Khi ly hôn khoản tích cóp nào không phải chia đôi?

Khoản tích cóp nào không phải chia đôi khi ly hôn?

Hỏi: Tôi nhận tiền trợ cấp thương binh hàng tháng nhưng không tiêu mà cho vào tài khoản tiết kiệm riêng. Khi ly hôn, vợ tôi đòi chia đôi khoản tiền không nhỏ này, cho rằng là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân, như vậy có đúng luật không?


Theo khoản 1 điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 40 của luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Theo điều 43: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ–CP hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm:
1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Như vậy, theo khoản 3 Điều 11 của Nghị định trên, khoản tiền tiết kiệm có nguồn gốc từ tiền trợ cấp thương binh thì đó là tài sản riêng của ông. Việc vợ ông yêu cầu chia khi ly hôn là không có căn cứ.
-Theo báo thư viên pháp luật -


Chính phủ cho phép nhập khẩu que cấy tránh thai theo giá ưu đãi

Theo đó, Chính phủ thống nhất cho phép nhập khẩu que cấy tránh thai theo giá ưu đãi để cung cấp cho đối tượng ưu tiên trong Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số.
Thời hạn được phép nhập khẩu kéo dài đến khi chương trình cung cấp giá ưu đãi hết hiệu lực như đề nghị của Bộ Y tế.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm giám sát việc triển khai thực hiện, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định.
Đồng thời tại Nghị quyết 16 này còn đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng khác, như là:
- Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
- Về dự án Luật chứng khoán (sửa đổi);
- Về dự án Luật lực lượng dự bị động viên.
-Theo báo thư viên pháp luật -


Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Quy định về tiền lương, tiền thưởng của người lao động vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30.4 và 1.5

Theo quy định tại Điểm c, d, e Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2012 có quy định người lao động được hưởng 100% lương vào các ngày lễ sau:
- Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch);
Theo đó, tại Điều 97 Bộ luật lao động 2012 có quy định người lao động đi làm việc vào các ngày lễ này sẽ được hưởng thêm ít nhất 300% tiền lương. Tức người lao động sẽ nhận tổng cộng là 400% lương.
Đối với trường hợp người lao động làm thêm vào ban đêm các ngày lễ này sẽ được hưởng thêm ít nhất 90% tiền lương của ngày bình thường.

=> Như vậy, tổng tiền lương người lao động được hưởng là 490% tiền lương của ngày bình thường. Mức này là mức thấp nhất, do đó mà người sử dụng lao động có thể trả mức cao hơn.
** Về tiền thưởng, thì tại Điều 103 Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:
- Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
- Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
=> Như vậy, tiền thưởng dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30.4 và 1.5 của người lao động là không bắt buộc và vấn đề này sẽ do người sử dụng lao động quyết định.
Theo thư viện pháp luật