Thứ Hai, 5 tháng 6, 2023

Tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Lễ cưới (hay hôn lễ) là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận và chứng kiến của gia đình, xã hội về cuộc hôn nhân của một cặp đôi, là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu chú rể và hai gia đình. Lễ cưới được hiểu là một nghi lễ, và thường kết hợp với một tiệc cưới để trở thành đám cưới hoặc lễ thành hôn. Vậy, tổ chức lễ cưới mà chưa đăng ký kế hôn có vi phạm pháp luật không?


Khoản 5 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích về kết hôn như sau: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn"

Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về  việc đăng ký kết hôn như sau: "Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý". Vậy, việc kết hôn không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận và không có giá trị pháp lý, hai bên nam nữ không có nghĩa vụ vợ chồng với nhau.

Việc tổ chức đám cưới, chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không bị pháp luật cấm, tuy nhiên việc tổ chức đám cưới và sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không được pháp luật công nhận, nói cách khác, về mặt pháp lý, hai bên nam nữ không phải vợ chồng của nhau, họ không có quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau.

Khoản 2 điều 5 quy định các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình, trong đó bảo gồm việc người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Tức là khi việc sống như vợ chồng khi một bên đang có vợ hoặc chồng, một bên chưa có vợ/chồng mà biết người kia có vợ hoặc chồng là vi phạm pháp luật, sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý; Tương tự, việc sống như vợ chồng với những người có họ trong phạm vi ba đời, cha/mẹ-con nuôi, cha/mẹ chồng/vợ- con dâu/con rể, cha dượng/mẹ kế-con riêng cũng vi phạm pháp luật, phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Có thể bạn quan tâm: Cha mẹ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?

Như vậy, việc tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn là hình chung sống như vợ chồng, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Pháp luật cũng không cấm việc chung sống như vợ chồng nếu không thuộc những trường hợp đã nêu trên.

Tóm lại, căn cứ để pháp luật công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp là dựa vào tờ giấy chứng nhận kết hôn. Việc tổ chức một đám cưới linh đình, đông vui chỉ là nơi để cặp vợ chồng công bố với mọi người về việc họ chính thức quyết định về chung một nhà và cùng nhau xây dựng tổ ấm, hoàn toàn không có chút ràng buộc pháp lý nào.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về việc tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Please contact us via email ant@antlawyers.vn for legal service in Vietnam.

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét