Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án

Trong quá trình hợp tác kinh doanh, việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Với bản chất là một quan hệ pháp luật dân sự, đề cao tính tự nguyện, sự tự thỏa thuận giữa các bên, khi xảy ra tranh chấp các bên cũng được tự thỏa thuận, thương lượng giải quyết với nhau. Khi không thể tự giải quyết, một trong các bên có quyền yêu cầu cơ quan tài phán nhà nước giải quyết tranh chấp. Trong bài viết này, người viết chỉ nói về việc giải quyết tranh chấp tại tòa án – cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cao nhất.

Chuẩn bị khởi kiện.

Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là Tòa án, bên yêu cầu cần chuẩn bị cho việc khởi kiện với các công việc sau:

Soạn đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện phải có các nội dung: ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiên là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ; tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; Quyền, lợi ích  hợ pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Trên thực tế, các Tòa án đều đưa ra mẫu đơn khởi kiện và yêu cầu người khởi kiện phải thực hiện theo mẫu

Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Trước hết phải xác định thẩm quyền theo loại việc, đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại bởi là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở. Trường hợp vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh.

Chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp dân sự là nghĩa vụ chứng minh luôn thuộc về người có yêu cầu. Khi khởi kiện, người có yêu cầu phải chứng minh về sự tồn tại của quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại, mẫu thuẫn về quyền lợi giữa các bên không thể tự giải quyết. Trong quá trình giải quyết vụ án, người có yêu cầu phải luôn đưa ra được các chứng cứ, tài liệu chứng minh quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm của 1 hoặc các bên còn lại.
Trong giải quyết tranh chấp dân sự, nếu bên nào không cung cấp được chứng cứ bảo vệ quyền lợi cho mình thì bên đó phải chịu hậu quả pháp lý. Tòa án chỉ tham gia vào quá trình thu thập, cung cấp chứng cứ khi các bên không thể tự thu thập được và có đơn yêu cầu.

Thu thập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Chứng cứ phải đảm bảo: khách quan, liên quan và hợp pháp.

Chứng cứ phải được thu thập từ những nguồn sau: tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; vật chứng; lời khai của đương sự; lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; văn bản công chứng, chứng thực; các nguồn khác mà pháp luật quy định.

Nộp đơn khởi kiện.

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền theo 1 trong các phương thức sau:
Nộp trực tiếp tại Tòa án;
Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

3. Quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
Trong thời hạn 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải ra một trong các quyết định sau:
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền;
Trả lại đơn khởi kiện;
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án

Trường hợp tiến hành thụ lý vụ án, tòa án ra thông báo người khởi kiện đồng thời thông báo nộp tạm ứng án phí.

Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tạm ứng án phí. Kể từ ngày người khởi kiện nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, Tòa án vào sổ thụ lý. Thông báo về việc thụ lý vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án kinh doanh thương mại kéo dài từ 4 đến 6 tháng.

Hòa giải tại Tòa án. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án có trách nhiệm tổ chức hòa giải giữa các bên trong tranh chấp. Trường hợp hòa giải thành, Tòa án lập Biên bản công nhận sự thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp hòa giải không thành hoặc không hòa giải được, Tòa án lập Biên bản hòa giải không thành/không hòa giải được, đồng thời ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Phiên Tòa sơ thẩm phải được mở trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Phiên tòa sơ thẩm có thể bị tạm hoãn, thời gian hoãn tối đa không quá 30 ngày.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét