Thế Nào Là Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài?
Luật Đầu tư năm 2006 điều chỉnh hai loại hình
đầu tư là Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam và Đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là
hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài mang vốn và tài sản từ nước ngoài đầu
tư vào thị trường Việt Nam. Hình thức đầu tư trực tiếp là góp vốn hoặc thành
lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Các loại hình tổ chức kinh tế được phép thành
lập là thành lập Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Công ty Liên
doanh hoặc đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập
pháp nhân mới.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu
tư Việt Nam chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao
gồm:
– Thành lập Công ty tại nước ngoài;
– Thành lập Văn phòng đại diện tại nước ngoài.
Quy trình thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài là:
Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
thực hiện theo các quy trình sau:
1. Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam.
Nhà đầu tư nộp hồ sơ lên Bộ kế hoạch và đầu
tư, Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của hồ sơ.
Thời gian thực hiện: 15 ngày kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ.
2. Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu
tư ra nước ngoài áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ
đồng Việt Nam trở lên
Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ lên Bộ Kế hoạch và
đầu tư, Bộ sẽ có trách nhiệm gửi các cơ quan chuyên môn để xin ý kiến thẩm tra
về điều kiện cần đáp ứng của hồ sơ. Đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực
ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh,
truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên
hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc dự án
có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành
phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên sẽ phải xin ý kiến của Thủ tướng
Chính Phủ.
Thời gian thực hiện: 15 ngày kể từ ngày Bộ kế
hoạch và đầu tư nhận được đầy đủ ý kiến thẩm tra của các cơ quan chuyên môn.
Trường hợp yêu cầu giải trình, bổ sung, thời gian có thể kéo dài
Nguồn ANT Lawyers:
https://www.antlawyers.com/cap-nhat/the-nao-la-dau-tu-truc-tiep-ra-nuoc-ngoai/
For Clients Speaking English
As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law. Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét