ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp

Tranh chấp là các xung đột, mâu thuẫn phát sinh giữa các bên do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của khách hàng.

Trong cuộc sống hàng ngày, tranh chấp giữa các nhân với cá nhân, cá nhân với hộ gia đình và giữa hộ gia đình với nhau rất phong phú, đa dạng. Đó có thể là tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động, tranh chấp trong kinh doanh thương mại. Các phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm: thương lượng, trung gian hòa giải hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền hoặc đưa ra trung tâm trọng tài kinh tế đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại.



Một trong những giải pháp tối ưu nhất giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả khách hàng thường tìm đến sự tư vấn của luật sư. Luật sư là những người am hiểu pháp luật, có khả năng đưa ra những ý kiến pháp lý hữu ích giúp khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích một cách tốt nhất.

ANT Lawyers cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hiệu quả, nhanh chóng với những dịch vụ cụ thể:

-Tư vấn pháp luật liên quan tới quan hệ tranh chấp và lĩnh vực tranh chấp;
-Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.;
-Tư vấn giải quyết tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệt hại;
-Đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệt hại;
-Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng tại Tòa án hoặc trọng tài thương mại.

 Nguồn ANT Lawyers: https://www.antlawyers.com/luat-su-tu-van-dich-vu-tu-van-giai-quyet-tranh-chap/dich-vu-tu-van-giai-quyet-tranh-chap/.

For Clients Speaking English

As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law. Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.


Chuyển nhượng dự án đầu tư tại Việt Nam

Chuyển nhượng dự án đầu tư tại Việt Nam

Làm sao để chuyển nhượng dự án đầu tư tại Việt Nam?

Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện nhất định và thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.


Điều kiện thực hiện:

-Dự án đầu tư không thuộc trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1, Điều 48 Luật đầu tư 2014;

-Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng phải đáp ứng được các điều kiện trong trường hợp chuyển nhượng dự án thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện;

-Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

-Đáp ứng các điều kiện quy định tại GCN đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan nếu có

Chuẩn bị hồ sơ:

-Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

-Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;

-Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;

-Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;

-Bản sao GCN đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);

-Bản sao hợp đồng BCC đối với dự án theo hình thức hợp đồng BCC;

-Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Trình tự, thủ tục:

-Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (hoặc Ban quản lý khu kinh tế);

-Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư hoạt động theo GCN đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (hoặc 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh; 47 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ), cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư chuyển nhượng dự án.

Trước khi chuyển nhượng dự án, các nhà đầu tư cần nắm rõ về tình hình pháp lý ngoài các vấn đề về tài chính, nhân sự và các vấn đề trọng yếu khác của dự án, là đối tượng của chuyển nhượng.  Do vậy, để đảm bảo việc chuyển nhượng có hiệu quả, các nhà đẩu tư thường sử dụng công ty luật với các luật sư có chuyên môn cao để nghiên cứu thẩm định pháp lý (due diligence) toàn diện, đánh giá về các vấn đề liên quan tới các giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu, góp vốn của cổ đông hay thành viên, tài sản hữu hình (quyền sử dụng đất, nhà xưởng và máy móc, thiết bị…) và tài sản vô hình (bao gồm các quyền về sở hữu công nghiệp), giấy phép, hợp đồng hay các giao dịch có giá trị lớn, thuế, và các rủi ro pháp lý như tranh chấp, kiện tụng khác.

Việc chuyển nhượng dự án đầu tư tại Việt Nam là thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước chỉ thuận lợi khi các bên trong giao dịch chuyển nhượng đạt được các thỏa thuận, và trên thực tế , việc chuyển nhượng dự án đầu tư nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào quá trình thẩm định, đánh giá của các bên liên quan tới dự án.

Nguồn ANT Lawyers: https://www.antlawyers.com/dich-vu/tu-van-doanh-nghiep/chuyen-nhuong-du-an-dau-tu-tai-viet-nam/

For Clients Speaking English

As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law. Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.

 

 


Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Tổ Chức Tín Dụng Đầu Tư Ra Nước Ngoài

Tổ Chức Tín Dụng Đầu Tư Ra Nước Ngoài

Bên cạnh đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài thì xu thế đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ. Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tạo khuôn khổ pháp lý khá hoàn thiện đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của trong nhiều năm qua. Đối với đầu tư ra nước ngoài thì một trong những vấn đề nhà đầu tư quan tâm chính là vấn đề vốn và chuyển tiền ra nước ngoài. Gần đây, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 36/2018/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư này thay thế Thông tư 10/2006/TT-NHNN với nhiều sửa đổi bổ sung.


Khi nhà đầu tư có nhu cầu vay vốn tổ chức tín dụng đầu tư ra nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân (bao gồm cả cá nhân là thành viên hoặc người đại diện được ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

– Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép hoặc có các tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.

– Có dự án, phương án đầu tư ra nước ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng.

– Có 2 năm liên tiếp không phát sinh nợ xấu tính đến thời điểm đề nghị vay vốn.

Theo đó, nhà đầu tư bất kể là pháp nhân hay cá nhân đều có thể vay vốn theo hình thức này để thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoàn thành thủ tục đầu tư tại nước ngoài, nhà đầu tư mới có thể làm thủ tục vay vốn. Mức cho vay do nhà đầu tư và tổ chức tín dụng thỏa thuận nhưng không vượt quá 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng. Đây là quy định mới so với quy định cũ, giới hạn mức trần cho vay của các tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng xem xét cho khách hàng vay đối với các nhu cầu: góp vốn điều lệ để thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; góp vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) ở nước ngoài; mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài; và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, đối với hình thức đầu tư ra nước ngoài gián tiếp – mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. Hiện nay, vấn đề đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP, Nghị định này quy định không được sử dụng nguồn vốn vay bằng đồng Việt Nam từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mua ngoại tệ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; và không được sử dụng nguồn vốn vay ngoại tệ trong nước và nước ngoài để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Hiện nay, chính sách tín dụng của Việt Nam đang được quy định theo hướng ưu tiên nguồn lực tài chính để tập trung đầu tư phát triển thị trường trong nước, hạn chế và không khuyến khích việc đi vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Thông tư 36/2018/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2019.

Nguồn ANT Lawyers: https://www.antlawyers.com/cap-nhat/vay-von-to-chuc-tin-dung-dau-tu-ra-nuoc-ngoai/

For Clients Speaking English

As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law. Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.

Thế Nào Là Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài?

Thế Nào Là Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài?

Luật Đầu tư năm 2006 điều chỉnh hai loại hình đầu tư là Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam và Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài mang vốn và tài sản từ nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Hình thức đầu tư trực tiếp là góp vốn hoặc thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Các loại hình tổ chức kinh tế được phép thành lập là thành lập Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Công ty Liên doanh hoặc đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới.

 


Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư Việt Nam chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao gồm:

– Thành lập Công ty tại nước ngoài;

– Thành lập Văn phòng đại diện tại nước ngoài.

Quy trình thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là:

Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo các quy trình sau:

1. Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam.

Nhà đầu tư nộp hồ sơ lên Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của hồ sơ.

Thời gian thực hiện: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2. Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên

Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ lên Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ sẽ có trách nhiệm gửi các cơ quan chuyên môn để xin ý kiến thẩm tra về điều kiện cần đáp ứng của hồ sơ. Đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên sẽ phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính Phủ.

Thời gian thực hiện: 15 ngày kể từ ngày Bộ kế hoạch và đầu tư nhận được đầy đủ ý kiến thẩm tra của các cơ quan chuyên môn. Trường hợp yêu cầu giải trình, bổ sung, thời gian có thể kéo dài

Nguồn ANT Lawyers: https://www.antlawyers.com/cap-nhat/the-nao-la-dau-tu-truc-tiep-ra-nuoc-ngoai/

For Clients Speaking English

As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law. Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.

 

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ máy tính có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ máy tính có vốn đầu tư nước ngoài

Hiện nay, công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như hoạt động kinh doanh. Pháp luật Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia không có quy định giới hạn nào đối với nhà đầu tư nước ngoài cả về hình thức đầu tư lẫn tỷ lệ vốn góp trong kinh doanh lĩnh vực này.

 


Không những thế, đây còn là lĩnh vực mà Nhà Nước ưu tiên, khuyến khích phát triển nên lĩnh vực dịch vụ máy tính được đánh giá là vô cùng tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nhà nước đang dần hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực nhãn hiệu, bản quyền phần mềm… để nhà đầu tư nước ngoài dần yên tâm chuyển dịch lĩnh vực công nghệ thông tin sang Việt Nam tận dùng nguồn nhân công bản địa.

Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan bao gồm: dịch vụ tư vấn liên quan tới lắp đặt phần cứng máy tính, dịch vụ thực hiện phần mềm, dịch vụ xử lý dữ liệu, dịch vụ cơ sở dữ liệu, dịch vụ duy tu và bảo dưỡng máy móc và thiết bị văn phòng, bao gồm cả máy tính, các dịch vụ máy tính khác.

Theo cam kết WTO của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để hoạt động kinh doanh dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ máy tính thành lập chi nhánh khi có nhu cầu phát sinh thêm hoạt động kinh doanh tại các địa điểm nằm ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp.

Để thành lập doanh nghiệpcó 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2014 và Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư gồm có: văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; đề xuất dự án đầu tư; bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án. Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm: đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp; điều lệ doanh nghiệp; danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh; bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với thành lập chi nhánh, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh. Hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm: thông báo thành lập chi nhánh; quyết định thành lập chi nhánh; quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh; biên bản họp về việc thành lập chi nhánh; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Trên đây là quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ máy tính có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư cần lưu ý để thành lập doanh nghiệp, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn ANT Lawyers : https://www.antlawyers.com/cap-nhat/thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-kinh-doanh-dich-vu-may-tinh-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai/

For Clients Speaking English

As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law. Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.

Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu

Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu?

Quý cá nhân, cơ quan tại Việt nam muốn Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu? Ant Lawyers sẽ tóm tắt bài viết hướng dẫn khách hàng sơ qua về thủ tục Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam dưới đây:


Sau khi đã nộp đơn đăngký nhãn hiệu, nhiều trường hợp chủ đơn muốn chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu cho người khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp này nhưng đa phần đều xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh và nhu cầu phát triển của thị trường, xã hội. Chẳng hạn như hai chủ thể chuyển nhượng đơn cho nhau vì mục đích lợi nhuận; cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp trong tương lại và đăng ký nhãn hiệu với tư cách cá nhân trước rồi sau đó chuyển nhượng đơn cho pháp nhân để lấy ngày ưu tiên sớm; ở thời điểm hiện tại, cá nhân chưa đủ điều kiện để đứng tên chủ đơn nên nhờ người khác đứng tên trong đơn, đến một thời điểm thích hợp và đã đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định, sẽ thực hiện thủ tục chuyển giao đơn,…

Việc chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện trên cơ sở tự nguyện giữa các bên hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và phải trình bày dưới hình thức văn bản là hợp đồng. Tuy nhiên, chủ sở hữu đơn chỉ được chuyển nhượng đơn vào các thời điểm sau đây: Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Do vậy, nếu một trong các bên trong hợp đồng chuyển nhượng nộp đơn đăng ký chuyển nhượng sau thời điểm nói trên thì đơn sẽ không được chấp nhận.

Các tài liệu cần thiết khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

-Hợp đồng chuyển nhượng: trong hợp đồng phải nêu rõ tên và địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó;

-Tờ khai đăng ký chuyển nhượng;

-Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp)

Theo quy định pháp luật, thời gian thẩm định hồ sơ đăng ký chuyển nhượng là 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên, thời gian này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy theo khối lượng công việc của Cục sở hữu trí tuệ tại thời điểm đơn được thẩm định.

Nếu Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin và muốn tư vấn về các vấn đề liên quan đến chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ với Bộ phận Sở hữu trí tuệ của ANT Lawyers.

Nguồn ANT Lawyers: https://www.antlawyers.com/dich-vu/so-huu-tri-tue/chuyen-nhuong-don-dang-ky-nhan-hieu/

For Clients Speaking English

As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law. Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.