Đây là nội dung đáng
chú ý được đề cập tại Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao về áp dụng Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 Bộ luật hình sự.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, hướng dẫn rõ hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại
khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản
1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là những hành vi quan hệ tình dục không phải
hành vi giao cấu nhưng vẫn nhằm làm thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội
(ví dụ: người phạm tội sử dụng tay, chân, lưỡi, miệng, các dụng cụ tình dục
hoặc bất cứ công cụ nào khác để kích thích âm đạo, dương vật hoặc hậu môn của người bị hại hoặc người
phạm tội đưa bộ phận sinh dục của mình vào miệng hoặc hậu môn của người bị hại
nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục).
Như vậy, với hướng dẫn này đã xác định rõ nam giới là người bị
hại trong các tội về hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu (nghĩa là, nữ cũng là chủ
thể của các tội này).
Nếu nội dung nêu trên được thông qua thì đây là Nghị quyết hết
sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc thống nhất xét xử chung
trên toàn quốc, dù nam hay nữ vẫn là chủ thể của tội hiếp dâm để phù hợp với
thực tiễn Việt Nam cũng như pháp luật thế giới.
Tại Bộ luật hình sự hiện hành, Bộ luật hình sự 1999 đều không loại
trừ nữ là chủ thể của tội hiếp dâm, tuy nhiên thực tế xét xử vẫn không xử tội
hiếp dâm đối với nữ (trừ trường hợp là đồng phạm) vì bị ảnh hưởng bởi Bản tổng
kết của Tòa án nhân dân tối cao số 329/HS2 ngày 11/5/1967.
Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số 329/HS2 ngày
11/5/1967 đề cập đến “khái niệm” giao cấu như sau: Giao cấu chỉ cần có sự cọ
sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi
lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu
hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn
thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét