ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

Bộ Công an: 'Làm rõ ba vụ án liên quan ông Nguyễn Đức Chung'

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, nói cơ quan chức năng đang làm rõ việc Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung 'liên quan ba vụ án".

Chiều 11/8, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã bị đình chỉ công tác 90 ngày "để điều tra trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án, theo quy định của pháp luật".

Trả lời VnExpress, thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho hay ba vụ án gồm:

Thứ nhất, vụ "buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; rửa tiền; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường.

Đây là vụ án nhập lậu thiết bị điện tử quy mô lớn, giấu doanh thu hàng nghìn tỷ đồng. Từ khi khởi tố vào tháng 5/2019, nhà chức trách đã truy cứu trách nhiệm hình sự 28 người. Trong số này có một số cán bộ của Hà Nội, gồm: ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh Văn phòng Thành ủy; bà Phạm Thị Thu Hường, Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư; ông Nguyễn Tiến Học, cựu phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; bà Phạm Thị Kim Tuyến, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư...

Tổng giám đốc của Nhật Cường đến nay vẫn chưa bắt được.

Thứ hai, vụ án "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước". Cuối tháng 7, lái xe của ông Chung, Nguyễn Hoàng Trung, bị bắt, khởi tố với cáo buộc "chiếm đoạt tài liệu mật" trong vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường.

Cùng tài xế Trung, nhà chức trách cũng truy cứu trách nhiệm hình với hai người bị xác định là đồng phạm gồm: ông Nguyễn Anh Ngọc, 46 tuổi, Phó trưởng Phòng thư ký biên tập thuộc Văn phòng UBND Hà Nội và Phạm Quang Dũng, 37 tuổi, cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03, Bộ Công an)

Thứ ba, vụ án "Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại UBND Hà Nội và các đơn vị liên quan. Hiện, Bộ Công an chưa bố thông tin.

Chiều 11/8, ông Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, bị Bộ Chính trị đình chỉ sinh hoạt Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội, đình chỉ chức vụ Phó bí thư Thành ủy Hà Nội.

Thiếu tướng, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung được bầu làm Chủ tịch UBND Hà Nội (nhiệm kỳ 2011-2016) vào cuối năm 2015. Tại kỳ họp HĐND thành phố giữa năm 2016, ông Nguyễn Đức Chung tái đắc cử Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 với số phiếu cao.

Nguồn: VNexpress

Trump công bố hợp đồng vaccine Covid-19 1,5 tỷ USD

Trump công bố hợp đồng vaccine Covid-19 mới với công ty Moderna trị giá 1,5 tỷ USD để sản xuất 100 triệu liều, sau khi Nga tuyên bố có vaccine.

"Tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với Moderna để sản xuất và cung cấp 100 triệu liều vaccine Covid-19 tiềm năng của họ. Chính phủ liên bang sẽ sở hữu số liều vaccine này. Chúng tôi đang mua chúng", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 11/8.

"Chúng tôi đang đạt được tiến bộ để nhanh chóng sản xuất 100 triệu liều ngay khi vaccine được phê duyệt và sẽ lên đến 500 triệu ngay sau đó. Vì vậy, chúng ta sẽ có 600 triệu liều vaccine", Trump nói thêm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 11/8. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 11/8. Ảnh: AFP.

Công ty công nghệ sinh học Moderna, hợp tác với Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba với một loại vaccine Covid-19 tiềm năng, có tên mRNA-1273. Vaccine này do Moderna đồng phát triển cùng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) thuộc NIH.

Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế Nhà Trắng đồng thời là giám đốc NIAID, cho biết các nhà nghiên cứu khó có thể nắm bắt hiệu quả của vaccine trước cuối năm nay. Tuy nhiên, Trump từng bày tỏ hy vọng có vaccine trước ngày bầu cử tổng thống 3/11.

Hợp đồng mới nhất nâng tổng giá trị các thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ với Moderna lên 2,48 tỷ USD. Chính quyền Trump đã phân bổ ít nhất 10,9 tỷ USD cho việc phát triển và sản xuất vaccine Covid-19. Ngoài Moderna, họ còn đặt hàng 100 triệu liều vaccine từ Johnson & Johnson, Novavax, Pfizer và Sanofi, cùng 300 triệu liều từ AstraZeneca.

Thông báo của Trump đưa ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đã phát triển loại vaccine đầu tiên cung cấp khả năng "miễn dịch mạnh mẽ" chống Covid-19, sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người. Vaccine này có tên "Sputnik V", đã được đặt hàng một tỷ liều từ hơn 20 quốc gia, giới chức Nga cho biết.

Tuy nhiên, giới chuyên gia tỏ ra hoài nghi về vaccine của Nga, bởi Bộ Y tế nước này phê duyệt vaccine trước cả khi tiến hành thử nghiệm Giai đoạn Ba. Bước thử nghiệm này thường được tiến hành trên quy mô hàng nghìn người, được coi là tiền đề cần thiết để vaccine được cơ quan quản lý chấp thuận. Một số nhà phê bình cho rằng việc Nga quyết thắng cuộc đua vaccine một phần do áp lực chính trị từ Điện Kremlin.

Bất chấp một loạt nghi ngờ về việc "đốt cháy giai đoạn", Putin tuyên bố vaccine Covid-19 của Nga an toàn, "hoạt động khá hiệu quả", đồng thời nhấn mạnh nó "đã trải qua tất cả bước kiểm tra cần thiết".

Nguồn: VNexpress 

Các thành viên khác trong gia đình có được ra ngoài khi 01 người bị cách ly tại nhà?

Ngày 12/03/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định 879/QĐ-BYT hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà đối thành viên gia đình của người bị cách ly như sau:

- Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.

- Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

- Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.

- Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.

- Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu.

- Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.

Như vậy, hiện không cấm thành viên trong gia đình người thuộc diện cách ly tại nhà đi ra ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, mọi người chỉ nên ra ngoài khi thực sự cần thiết.

Nguồn: Thư viện Pháp luật

Từ Đà Nẵng về nhưng không khai báo bị xử lý ra sao?

Theo quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì khi có bệnh truyền nhiễm, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm tại địa phương do mình quản lý.

Nội dung giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm bao gồm thông tin về địa điểm, thời gian, các trường hợp mắc bệnh, tử vong; tình trạng bệnh; tình trạng miễn dịch; đặc điểm chủ yếu về dân số và các thông tin cần thiết khác; Trong trường hợp cần thiết, cơ quan y tế có thẩm quyền được lấy mẫu xét nghiệm ở người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm để giám sát...

Để thực hiện hoạt động giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm, UBND các cấp có thể yêu cầu người dân từ vùng dịch đến/về địa phương thực hiện khai báo thông tin, khai báo y tế.

Nếu người dân không thực hiện khai báo theo yêu cầu, đồng nghĩa vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm.

Tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định:

"Điều 6: Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm

...2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;"

Đông thời, tại Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Do đó, người dân từ vùng dịch Covid-19 đến/về địa phương nhưng không thực hiện khai báo thông tin, khai báo y tế theo yêu cầu, có thể bị phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.

Trường hợp không khai báo y tế, dẫn đến làm lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.

Tùy tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt tù đến 12 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.
Nguồn: Thư viện Pháp luật

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Tung tin giả về Covid-19 lên facebook bị phạt bao nhiêu?

"Theo quy định pháp luật thì những hành vi đăng tin giả, không đúng sự thật liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 lên facebook sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?



Căn cứ Điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;"

Và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020:

"3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức."

Thì, tổ chức, cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật lên mạng xã hội (ví dụ như facebook,...) về tình hình dịch bệnh Covid-19 sẽ bị xử phạt như sau:

+ Đối với tổ chức vi phạm: Bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

+ Đối với cá nhân vi phạm: Bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 mà mình đã đăng tải.

Trường hợp, người nào có hành vi đưa lên mạng xã hội thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Vứt khẩu trang đã sử dụng ra đường bị phạt bao nhiêu?

Nguồn ảnh: baolamdong

"Xin hỏi cá nhân có hành vi vứt khẩu trang y tế đã qua sử dụng ra đường, hè phố, không đúng nơi quy định thì bị phạt như thế nào?"

Điểm c, d Khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP:

"c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị."

Như vậy, người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng có thể bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố có thể bị phạt tối đa đến 7.000.000 đồng.
Nguồn: Thư viện pháp luật

Người lao động bị cách ly do đi du lịch tự túc thì công ty có trả lương không?

Công ty có người lao động đi du lịch Đà Nẵng về, họ được yêu cầu phải cách ly tại nhà. Cho tôi hỏi là công ty tôi có phải trả lương cho người lao động này không? Vì lỗi không xuất phát từ công ty?

Theo hướng dẫn tại Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2020 về hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành:

"2. Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như: (i) lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (ii) người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền... thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định)."


Theo đó, việc người lao động ngừng việc là do tác động trực tiếp của dịch Covid và người lao động này cách ly theo yêu cầu của người có thẩm quyền, do đó, công ty phải trả lương ngừng việc theo hướng dẫn trên.