ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có phạm tội?



Điều 264 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Theo đó, người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Bởi vậy, trước khi cho người khác mượn xe bạn cần xem xét kỹ “tình trạng” của người mượn xe, và nói không với người không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác…
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Làm chết 02 người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.


Hình phạt cao nhất đối với tội dâm ô trẻ em là bao nhiêu năm?


Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 146 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2017.
Theo đó, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp phạm tội có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; phạm tội đối với 02 người trở lên; phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; tái phạm nguy hiểm sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Thêm trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam


Ngày 29/3/2019, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 03/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ VN.

Theo đó, bổ sung thêm trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam đối với người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá trong các trường hợp sau:
- Mua cổ phần tại DNNN thực hiện cổ phần hóa được Thủ tướng phê duyệt;
- Mua cổ phần, phần vốn góp của nhà nước tại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn được Thủ tướng phê duyệt;
- Mua cổ phần, phần vốn góp của DNNN đầu tư vào doanh nghiệp khác thực hiện thoái vốn được Thủ tướng phê duyệt.
Trường hợp trúng đấu giá, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối để thanh toán giá trị cổ phần, phần vốn góp.
Trường hợp đấu giá không thành công, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài số tiền đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ sau khi đã trừ đi các chi phí phát sinh liên quan (nếu có).
Thông tư 03/2019/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ 13/5/2019.


Tiền lương của cán bộ, công chức sẽ tăng vượt bậc từ năm 2021

Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Nghị quyết 27 ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.


Theo đó, năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Hiện tại, mức lương của cán bộ, công chức, viên chức vẫn được coi là thấp so với mặt bằng chung và thấp hơn nhiều so với tiền lương của người lao động trong khối doanh nghiệp.

Đồng thời, định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Nguồn: Thư viện Pháp Luật